Cuộc Thi 2024

HỘI NGHỆ SĨ MÚA VIỆT NAM

TUẦN LỄ MÚA VIỆT NAM – VIET NAM DANCE WEEK 2024

THÔNG BÁO
QUY CHẾ TỔ CHỨC
Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/QĐ-HMVN  ngày 31/7/2024 của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam)

  

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

Thời gian: Ngày 12 tháng 10 năm 2024.

Địa điểm: Hội trường Tầng 1, Sảnh Pơ Lang, Khách sạn Indochina, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

– Đối tượng tham gia “Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam – 2024” là các biên đạo đang công tác tại các tổ chức công lập và ngoài công lập; sinh viên theo học chuyên ngành biên đạo múa thuộc các trường nghệ thuật ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam có trình độ chuyên môn và tác phẩm đáp ứng tiêu chí Cuộc thi. Không giới hạn về lứa tuổi hoặc vùng miền.

Quy định của Cuộc thi

Quy định đối với thí sinh tham gia cuộc thi:

– Mỗi thí sinh tham gia Cuộc thi được đăng ký tối đa 02 tác phẩm kèm theo kịch bản văn học và kịch bản dàn dựng (Bản đăng ký tham gia, kịch bản văn học và kịch bản dàn dựng theo mẫu của BTC);

– Khuyến khích thí sinh sáng tác các tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa vùng, miền, thể hiện sự phong phú, đa dạng ngôn ngữ múa các dân tộc Việt Nam; sử dụng âm nhạc, trang phục, đạo cụ, hóa trang phù hợp với hình tượng nghệ thuật, nội dung tác phẩm và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam.

– Thí sinh tham gia Cuộc thi chịu hoàn toàn trách nhiệm về luật bản quyền tác giả, tác phẩm và các quy định hiện hành về biểu diễn nghệ thuật. Nghiêm túc chấp hành lịch thi của Ban Tổ chức và Quy chế Tổ chức “Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam – 2024”

– Ban Tổ chức được ghi hình các chương trình, tiết mục tham gia trong Cuộc thi để phục vụ công tác truyền thông mà không phải trả tiền bản quyền.

– Thí sinh chủ động xây dựng tác phẩm tham dự Cuộc thi theo tiêu chí Ban Tổ chức quy định và cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin, lý lịch trích ngang các nghệ sĩ, diễn viên hỗ trợ thể hiện tác phẩm.

Quy định đối với tác phẩm:

– Tác phẩm dự thi là thể loại múa ngắn, có thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 10 phút.

– Hình thức: Solo, Duo, Trio, múa tập thể tối đa 7 người.

– Tác phẩm dự thi là tác phẩm mới chưa tham gia bất cứ Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức.

– Tác phẩm dự thi có chủ đề tư tưởng và nội dung rõ ràng phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội, ca ngợi đất nước, con người, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; đề cao cái đẹp, tính nhân văn, giá trị Chân – Thiện – Mĩ; không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt chất lượng nghệ thuật cao.

– Tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền qua góc nhìn của nghệ thuật múa, có sự tìm tòi, sáng tạo về hình thức thể hiện, sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, truyền thống văn hóa của từng vùng miền, dân tộc và phù hợp với văn hóa Việt Nam.

– Âm nhạc sử dụng cho tác phẩm phải rõ ràng về xuất xứ, tác giả. Thể hiện được tính chất, bản sắc riêng của dân tộc, lưu ý về sự hoàn chỉnh, hợp lý trong bố cục, ngôn ngữ, phong cách, đặc điểm âm nhạc, nhất quán với nội dung và hình thức nghệ thuật. Không sử dụng âm nhạc nước ngoài, không có tranh chấp về bản quyền.

Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam được quyền sử dụng tác phẩm tham gia dự thi vào công tác quảng bá, tuyên truyền.

Cơ cấu Giải thưởng

Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam sẽ trao các Giải thưởng sau: Giải A, Giải B, Giải C và các giải phụ.

✯ ĐỐI VỚI CUỘC THI

Số lượng giải thưởng không vượt quá 40% tổng số tác phẩm tham dự Cuộc thi và được lấy từ cao xuống thấp theo kết quả chấm điểm của Hội đồng Giám khảo. Số lượng Giải A không vượt quá 40% tổng số giải thưởng.

Căn cứ vào cơ cấu giải thưởng và kết quả chấm điểm của Hội đồng Giám khảo, giải thưởng được lấy từ cao xuống thấp, số lượng giải thưởng không nhất thiết phải đảm bảo đủ tỷ lệ 40% nếu chất lượng của các tiết mục không đạt tiêu chí trong Quy chế Chấm giải và Khen thưởng.

Quy Chế Tổ Chức

  1. Mục đích ý nghĩa
    • Cuộc thi nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa tộc người của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
    • Cuộc thi là dịp để các nhà biên đạo, các nghệ sĩ biểu diễn phát huy năng lực sáng tạo nghệ thuật; tạo điều kiện cho tác giả, nghệ sĩ biểu diễn có cơ hội đóng góp, giao lưu, trao đổi nghề nghiệp, cập nhật những sáng tạo mới, tiếp thu kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật múa vì mục tiêu xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại.
    • Từ kết quả của Cuộc thi, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam cùng các nhà quản lý, chỉ đạo nghệ thuật phát hiện, đánh giá đúng thực trạng năng lực sáng tạo của đội ngũ biên đạo và nghệ sĩ biểu diễn múa dân tộc, từ đó có những giải pháp trọng tâm xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghệ sĩ và định hướng phát triển nghệ thuật múa dân tộc nhằm đáp ứng đúng yêu cầu nhiệm vụ của xã hội hiện nay.
  2. Đối tượng tham gia
    • Đối tượng tham gia “Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam – 2024” là các biên đạo đang công tác tại các tổ chức công lập và ngoài công lập; sinh viên theo học chuyên ngành biên đạo múa thuộc các trường nghệ thuật ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam có trình độ chuyên môn và tác phẩm đáp ứng tiêu chí Cuộc thi. Không giới hạn về lứa tuổi hoặc vùng miền.
  3. Thời gian địa điểm tổ chức
    • Thời gian: Ngày 12 tháng 10 năm 2024.
    • Địa điểm: Hội trường Tầng 1, Sảnh Pơ Lang, Khách sạn Indochina, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
  4. Quy định của Cuộc thi
    • 4.1. Quy định đối với thí sinh tham gia cuộc thi:
      • Mỗi thí sinh tham gia Cuộc thi được đăng ký tối đa 02 tác phẩm kèm theo kịch bản văn học và kịch bản dàn dựng (Bản đăng ký tham gia kịch bản văn học và kịch bản dàn dựng theo mẫu của BTC);
      • Khuyến khích thí sinh sáng tác các tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, thể hiện sự phong phú, đa dạng ngôn ngữ múa các dân tộc Việt Nam; sử dụng âm nhạc, trang phục, đạo cụ, hóa trang phù hợp với hình tượng nghệ thuật, nội dung tác phẩm và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam.
      • Thí sinh tham gia Cuộc thi chịu hoàn toàn trách nhiệm về luật bản quyền tác giả tác phẩm và các quy định hiện hành về biểu diễn nghệ thuật. Nghiêm túc chấp hành lịch thi của Ban Tổ chức và Quy chế Tổ chức “Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam – 2024”.
      • Ban Tổ chức được ghi hình các chương trình, tiết mục tham gia trong Cuộc thi để phục vụ công tác truyền thông mà không phải trả tiền bản quyền.
      • Thí sinh chủ động xây dựng tác phẩm tham dự Cuộc thi theo tiêu chí Ban Tổ chức quy định và cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin lý lịch trích ngang các nghệ sĩ, diễn viên hỗ trợ thể hiện tác phẩm.
    • 4.2. Quy định đối với tác phẩm:
      • Tác phẩm dự thi là thể loại múa ngắn có thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 10 phút.
      • Hình thức: Solo, Duo, Trio, múa tập thể tối đa 7 người.
      • Tác phẩm dự thi là tác phẩm mới, chưa tham gia bất cứ Cuộc thi Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức.
      • Tác phẩm dự thi có chủ đề, tư tưởng và nội dung rõ ràng, phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội, ca ngợi đất nước, con người, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; đề cao cái đẹp, tính nhân văn, giá trị Chân – Thiện – Mĩ; không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đạt chất lượng nghệ thuật cao.
      • Tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền qua góc nhìn của nghệ thuật múa, có sự tìm tòi sáng tạo về hình thức thể hiện, sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, truyền thống văn hóa của từng vùng miền, dân tộc và phù hợp với văn hóa Việt Nam.
      • Âm nhạc sử dụng cho tác phẩm phải rõ ràng về xuất xứ, tác giả. Thể hiện được tính chất bản sắc riêng của dân tộc, lưu ý về sự hoàn chỉnh, hợp lý trong bố cục, ngôn ngữ, phong cách, đặc điểm âm nhạc nhất quán với nội dung và hình thức nghệ thuật. Không sử dụng âm nhạc nước ngoài, không có tranh chấp về bản quyền.
      • Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam được quyền sử dụng tác phẩm tham gia dự thi vào công tác quảng bá, tuyên truyền.
  5. Cách thức đăng ký
    • Các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia “Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam – 2024” theo mẫu đơn gửi về Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, 66 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội trước ngày 20 tháng 9 năm 2024.
    • Mọi chi tiết liên hệ: Văn phòng Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
  6. Cơ cấu Giải thưởng
    • Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam sẽ trao các Giải thưởng sau: Giải A, Giải B, Giải C và các giải phụ.
    • Số lượng giải thưởng không vượt quá 40% tổng số tác phẩm tham dự Cuộc thi và được lấy từ cao xuống thấp theo kết quả chấm điểm của Hội đồng Giám khảo. Số lượng Giải A không vượt quá 40% tổng số giải thưởng.
    • Căn cứ vào cơ cấu giải thưởng và kết quả chấm điểm của Hội đồng Giám khảo, giải thưởng được lấy từ cao xuống thấp, số lượng giải thưởng không nhất thiết phải đảm bảo đủ tỷ lệ 40% nếu chất lượng của các tiết mục không đạt tiêu chí trong Quy chế Chấm giải và Khen thưởng.
  7. Kinh phí
    • Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam chịu trách nhiệm:
      • Đảm bảo phương tiện đi lại, kinh phí ăn ở và thù lao cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo.
      • Chịu trách nhiệm kinh phí: cúp lưu niệm, bằng khen và tiền giải thưởng theo quy định hiện hành.
      • Hỗ trợ kinh phí tham gia “Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam – 2024” cho các biên đạo và diễn viên biểu diễn, mức: 600.000VNĐ/người. Ngoài ra, nếu thí sinh dự thi là Hội viên Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, được xét hỗ trợ sáng tạo tác phẩm theo quy chế hiện hành.
      • Kinh phí tổ chức Cuộc thi do ngân sách Nhà nước hỗ trợ và từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
  8. Tổ chức thực hiện
    • 8.1. Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
      • Hướng dẫn, phối hợp triển khai tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại Quy chế này.
      • Ủy viên Ban Chấp hành theo dõi vùng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức; phổ biến, hướng dẫn các Chi hội trên toàn quốc vận động, tổ chức đơn vị tạo điều kiện và hỗ trợ cho các biên đạo, nghệ sĩ múa tổ chức tập luyện tham gia Cuộc thi và thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Thường vụ và Chủ tịch Hội.
    • 8.2. 37 Chi hội trực thuộc Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
      • Chủ động và sáng tạo tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Hội NSMVN trong công tác tổ chức, chuẩn bị và thực hiện sự kiện.
      • Phát hiện tài năng, vận động và hướng dẫn các biên đạo múa, nghệ sĩ biểu diễn nắm bắt thông tin tham gia Cuộc thi.
      • Phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật; Sở Văn hóa Thể thao; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch địa phương kịp thời đề xuất những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho những đơn vị tổ chức có tài năng biên đạo múa tham gia “Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam – 2024” trong khuôn khổ Tuần lễ Múa Việt Nam – 2024.
    • 8.3. Đơn vị có thí sinh dự thi và thí sinh
      • Chuẩn bị tốt mọi mặt để tham gia “Cuộc thi Tác phẩm múa Dân tộc Việt Nam – 2024” đạt kết quả cao.
      • Nghiên cứu và phối hợp với Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam thực hiện các quy định tại Quy chế này.
      • Chịu trách nhiệm dàn dựng, tổ chức tập luyện, phương tiện đi lại của cá nhân biên đạo và nghệ sĩ biểu diễn trong thời gian tham dự Cuộc thi.
      • Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị nghệ thuật và thí sinh thông báo để Ban Tổ chức báo cáo xin ý kiến Ban Chỉ đạo kịp thời giải quyết để “Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam – 2024” thành công tốt đẹp.
      • Quy chế này được phổ biến rộng rãi đến toàn thể Ban Chấp hành, 37 Chi hội toàn quốc, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng Nghệ thuật, các đơn vị và thí sinh tham gia Cuộc thi làm cơ sở thực hiện.