Tổng quan Tuần lễ múa Việt Nam 2024
Chủ đề “Dòng sông ánh sáng”
- Tuần lễ múa Việt Nam 2024 là sự kiện múa thường niên lớn nhất tại Việt Nam do Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum.
- Một Ý tưởng sáng tạo của Biên đạo múa Tuyết Minh, Phó Chủ tịch thường trực HNSMVN được Biên đạo múa Tuyết Minh và Ns. Chinh Ba đồng xây dựng nội dung.
- Sự kiện gồm 3 sự kiện trọng tâm:
– Lễ Khai Mạc công diễn Vở Múa đương đại “SESAN” vào hồi 20h00 ngày 11 tháng 10 tại Nhà Rông Kon Klo.
– Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam vào hồi 20h00 ngày 12 tháng 10 tại Hội trường Tầng 1 Sảnh Pơ Lang khách sạn Indochina.
– Hội thảo toàn quốc với chủ đề: “Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại!” và Lễ Bế mạc Tuần lễ múa Việt nam 2024 vào hồi 9h00 ngày 13 tháng 10 tại Phòng Hội thảo tại Hội trường Tầng 2 Sảnh Bamboo khách sạn Indochina.
- Thông tin chi tiết: https://vietnamdanceweek.vn/
Mục tiêu của Tuần lễ múa Việt Nam 2024
Sự kiện múa thường niên lớn nhất Việt Nam. Bức tranh toàn cảnh nghệ thuật múa.
Công diễn vở múa Sesan
Ý tưởng sáng tạo SESAN không chỉ lấy cảm hứng từ đặc trưng của nghệ thuật múa và nghệ thuật chuyển động đương đại, mà còn tôn vinh nét đẹp mạnh mẽ, nguyên sơ nhất của văn hoá Tây Nguyên, khắc hoạ rõ nét sự giao thoa văn hoá cũng như gắn kết cộng đồng của các dân tộc bản địa sinh sống bao đời nay theo dòng sông Sê San, (Con sông Krông Pô Kô (tả ngạn) và con sông Đak Bla (hữu ngạn) nhập dòng Sê San chảy ngược lên thượng nguồn, ra quốc tế) tạo ra không gian văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc, nơi lưu giữ mạch nguồn văn hóa bản địa góp phần mở ra cơ hội xúc tiến trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
SESAN được kỳ vọng mở ra cơ hội hợp tác thông qua đặc trưng thế mạnh của nghệ thuật múa, ngôn ngữ chuyển động kết nối văn hóa bản địa và khơi gợi bản sắc văn hóa riêng có của mỗi quốc gia mà nghệ thuật múa là đại sứ đã, đang là sợi dây thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cuộc thi thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam
Nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa tộc người của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cuộc thi là dịp để các nhà biên đạo các nghệ sĩ biểu diễn phát huy năng lực sáng tạo nghệ thuật; tạo điều kiện cho tác giả, nghệ sĩ biểu diễn có cơ hội đóng góp, giao lưu, trao đổi nghề nghiệp, cập nhật những sáng tạo mới, tiếp thu kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật múa vì mục tiêu xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và hiện đại.
Từ kết quả của Cuộc thi, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam cùng các nhà quản lý, chỉ đạo nghệ thuật phát hiện, đánh giá đúng thực trạng năng lực sáng tạo của đội ngũ biên đạo và nghệ sĩ biểu diễn múa dân tộc, từ đó có những giải pháp trọng tâm xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nghệ sỹ và định hướng phát triển nghệ thuật múa dân tộc nhằm đáp ứng đúng yêu cầu nhiệm vụ của xã hội hiện nay.
Hội thảo toàn quốc với chủ đề: “Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại”
Nội dung Hội thảo các chuyên gia sẽ cùng nhau chia sẻ kiến thức, thảo luận, trao đổi về các xu hướng phát triển của những loại hình nghệ thuật liên quan tới chuyển động như nhiếp ảnh, mỹ thuật, điêu khắc, văn học, thơ ca đương đại… theo 4 nhóm đề tài:
– Thực trạng, xu hướng phát triển của nghệ thuật chuyển động đương đại.
– Bản sắc văn hóa và tính đa dạng trong nghệ thuật múa.
– Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại.
– Múa bản địa – Xúc tiến trao đổi văn hóa.
Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam và Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Kon Tum sẽ cùng ghi nhận, tổng kết đánh giá đưa ra giải pháp phát triển nghệ thuật múa nói riêng và nghệ thuật chuyển động nói chung trong thời gian tới cũng như tiếp tục khai thác sâu hơn cho các chủ đề Hội thảo của Tuần lễ Múa Việt Nam – Vietnam Dance Week những năm tiếp theo.
Các hoạt động sự kiện của Tuần lễ múa Việt Nam 2024
- Lễ Khai Mạc công diễn Vở Múa đương đại “SESAN” vào hồi 20h00 ngày 11 tháng 10 tại Nhà Rông Kon Klo.
Vở múa đương đại SESAN được kết cấu với 5 hồi:
MẠCH NGUỒN LỬA THIÊNG YALY RU RỪNG MẶT TRỜI |
– Chỉ đạo nội dung: Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam – Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum.
– Chỉ đạo thực hiện: Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum.
– Chỉ đạo Nghệ thuật: TS. NSND Phạm Anh Phương
– Tác giả Kịch bản và Tổng Đạo diễn: Ths. Biên đạo múa Tuyết Minh
– Tác giả Âm nhạc: Nhạc sỹ Chinh Ba cùng các nhạc sỹ, nghệ sỹ trình diễn đương đại quốc tế đến từ Anh – Tom Bancrojt (Trống) & Alistar Hobson (Nhạc sỹ Electronic) – nghệ sĩ Toàn Lê – The Funky Monkeys đồng sáng tạo.
– Tổ chức thực hiện: NSUT Đặng Công Hưng, NSUT. Phạm Văn Hân, TS.Trần Quốc Tuấn.
* Khách mời tham dự về phía Lãnh đạo TW và khách quốc tế (do Hội NS Múa VN mời ):
– Ủy viên thường trực Ủy Ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội – Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Việt Nam – Azerbajan
– Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
– Trưởng/Phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương
– Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghẹ thuật Trung Ương
– Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị Bộ Công An
– Cục trưởng/Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Sức hấp dẫn và ý nghĩa về ngoại giao, chính trị đã thu hút sự quan tâm và nhận lời mời tham dự của các Đại Sứ quán, các Giám đốc trung tâm văn hóa tại Hà Nội và TP.HCM tham dự:
1. Idecaf – l’espace – Pháp 2. British Council – Anh
|
3. Japan Foundation 4. Goethe – Institut Đức |
5. Ngài Đại sứ Thụy Sỹ 6. Ngài Đại sứ Hà Lan 7. Ngài Đại sứ Anh |
- Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam dành cho các nhà biên đạo múa chuyên nghiệp trên toàn quốc với mục đích tôn vinh, bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên vào hồi 20h00 ngày 12 tháng 10 tại Hội trường Tầng 1 Sảnh Pơ Lang khách sạn Indochina.
- Hội thảo toàn quốc với chủ đề: “Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại!” và Lễ Bế mạc Tuần lễ múa Việt nam 2024 vào hồi 9h00 ngày 13 tháng 10 tại Phòng Hội thảo tại Hội trường Tầng 2 Sảnh Bamboo khách sạn Indochina.
– Tham gia Hội Thảo là các chuyên gia quốc tế: Arnd Wesemann (Đức) người sáng lập và Tổng biên tập Tạp chí múa TANZ. Dace của Đức
– Các chuyên gia về Múa, Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh, Điêu khắc, Văn học, nhà lý luận phê bình của Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Kon Tum
– Các NSND, NSUT, Nhà Lý Luận phê bình, chuyên gia nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam (Lý luận phê bình, Biên đạo, nghệ sĩ biểu diễn, nhà nghiên cứu múa);
– Điều phối Hội thảo TS.NSND. Nguyễn Văn Quang – Trưởng Ban Lý Luận Hội NSMVN & Ths. Đạt Nguyễn – Đại học Utah Mỹ.